Giới thiệu chương trình

Chương trình trao đổi học sinh tại các trường trung học phỏ thông tại Mĩ lấy nền tảng là hoạt động giao lưu song phương văn hóa, giáo dục được tiến hành từ năm 1961 trực thuộc Bộ nội vụ của Mĩ và sau đó từ năm 1990, chương trình được đổi thành “ chương trình giao lưu thanh thiếu niên trung học cơ sỏ và trung học phổ thông” với đối tượng là các thanh thiếu niên quốc tế tham gia học trong thời gian 1 năm học 6 tháng tại các trường trung học phổ thông của Mĩ. Trong thời gian tham gia chương trình, học sinh sẽ sống cùng gia đình bản xứ, họ là những người đăng kí tình nguyện nhận dui học sinh quốc tế. Với tư cách là một thành viên trong gia đình bản xứ, chương trình trao đổi Homestay không chỉ đơn thuần là một chuyến du lịch hay du học bình thường mà là cơ hội để các em sống như một người Mĩ trải nghiệm nếp sống sinh hoạt, môi trường học tập và văn hóa Mĩ.
Bản thân học sinh khi tham gia chương trình có thể hiểu và học tập văn hóa , lối sống của gia đình của công đồng Mĩ tại khu vực mình sinh sống.chính vì vậy, có thể nói học sinh tham gia chương trình chính là đại diện cho bộ mặt của quốc gia nên phải cố gắng hết sức. Những gia đình tham gia hoạt động tình nguyện không nhận được sự hỗ trợ nào về mặt tài chính. Mục đích của học khi đăng kí tình nguyện chỉ là để giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới.
Tổ chức Nacel Open Door được thành lập năm 1964 là tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích trao đổi ngôn ngữ và giao lưu văn hóa. Tính đến nay, tổ chức đã tổ chức thành công chương trình trao đổi homestay cho hơn 100 nghìn học sinh trên toàn thế giới và nhận được chứng nhận của Hội đồng tiêu chuẩn du học giáo dục quốc tế CSIET. Đồng thời tổ chức cũng được Bộ nội vụ của Mĩ ủy nhiệm và tiến hành các chương trình trao đổi học sinh dành cho học sinh quốc tế.

Quy trình sắp xếp gia đình bản xứ cho học sinh
Homestay Placement
Bước 1 Xem xét hồ sơ đăng ký
Bước 2 Kiểm tra các mối quan hệ
Bước 3 Kiểm tra lý lịch tư pháp
Bước 4 Đến thăm và Xem nhà
Bước 5 Đưa ra quyết định cuối cùng
Q&A
  • 1.Ưu điểm của việc du học trao đổi Mĩ là gì?
    • Trước hết, học sinh sẽ được phân chia học tập tại cá khu vực có tỉ lệ người việt thấp để tối ưu hóa việc học tiếng Anh và thich nghi với cuộc sống bản đại của học sinh. Chỗ ăn ở của học sinh được gia đình chủ Host family hỗ trợ vì vậy so với du học thông thường, chi phí sẽ tiết kiệm hơn. Đồng thời, học sinh được nhận giáo dục trong môi trường sinh hoạt lành mạnh, an toàn tại Mĩ nhờ có sự can thiệp của gia đình chủ và cơ quan tổ chức chương trình tại Mĩ, vì vậy học sinh sẽ có khả năng định hướng đúng đắn.
  • 2.Học sinh có thể nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp của trường tại Mĩ không?
    • o Theo quy định của chính phủ Mĩ thì sẽ không nhận những học sinh đã hoàn thành trên 11 năm học chính quy tại việt Nam, hơn nữa chương trình này không phải nhằm mục đích lấy giấy chứng nhận tốt nghiệp tại trường ở Mĩ. Nếu muốn nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tại trường trung học phổ thông của Mĩ, học sinh phải hoàn thành chương trình trao đổi này sau đó hoàn thành tiếp quá trình học cao lên tại trường tư thục.
  • 3.Nếu học sinh tham gia chương trình trao đổi 1 năm, kết thúc chương trình quay trở về nước thì lộ trình tiếp theo ra sao?
    • o Có thể có 2 trường hợp. Trước hết, trường hợp sau khi kết thúc chương trình học trao đổi 1 năm,học sinh đi du học tại trường tư thục của Mĩ, hay của nước ngoài, nếu học sinh tham khảo trước với tổ du học thì chúng tôi sẽ hỗ trợ để có thể tieps tục du học với chi phí tiết kiệm.Mặc dù chi phí có thể hơi cao nhưng nếu học sinh muốn du học tại các trường cao cấp hơn, thì có thể tham khảo về chương trình du học tư thục Christian được giới thiệu trên homepage của tổ chức.Trường hợp sau khi kết thúc chương trình trao đổi học sinh trở về nước thì học sinh sẽ nhận được chứng chỉ học tập và bảng thành tích của trường đã học tại Mĩ sau đó nộp cho nhà trường là được.
  • 4.Trước khi đến Mĩ, tôi muốn chuẩn bị tiếng Anh cho việc học thì có những cách nào?
    • Đa số các trường học ở Mĩ, mỗi học kì các em sẽ phải học 7 môn. Trong đó tiếng anh, Toán, khoa học. Lịch sử Mĩ là những môn bắt buộc(Tùy vào từng năm học thì Vật Lí và Hóa học cũng có thể là một trong những môn bắt buộc) Còn lại là 3 môn tự chọn ( Tin học, Mĩ thuật, Kinh tế chính trị, Ngoại Ngữ, Âm nhạc, Cắm hóa, nấu ăn,v,v). Đối với môn toán thì chương trình học trong nước sẽ nhanh hơn chuowg trình ở Mĩ 1 năm nên học sinh sẽ không gặp phải vấn đề gì lớn lắm. Đối với môn tiếng Anh thì mỗi trường là khác nhau. Có trupwngf yêu cầu trình độ tiếng anh không cao nên học sinh rất dễ theo, bên cạnh đó có những trường giảng dạy văn hóa bằng tiếng Anh nên cũng có nhiều học sinh cảm thấy khó. Về cơ bản thì môn Lịch sử Mĩ là môn học mà học sinh cảm thấy khó nhất mà mỗi trường lại sử dụng một bộ sách giáo khoa khác nhau nên cách học tập hiệu quả nhất đối với môn này là tìm hiểu trước sách giáo khoa và đọc nhiều tài liệu bằng tiếng mẹ đẻ để dễ hiểu hơn. Đối với môn tiếng anh, thì tiêu chuẩn của học sinh để được chọn tham gia chương trình là đạt trên 222 điểm ELTis và phải vượt qua vòng phỏng vấn bằng tiếng anh của tổ chức, tức là khả năng tiếng anh của học sinh phải tương đối tốt tuy nhiên trong quá trình học vẫn không tránh khỏi khó khăn, nên trước khi sang Mĩ học sinh nên luyện tập tốt để nâng cao các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
  • 5.Để có thể sinh hoạt tốt trong gia đình homestay, em có cần lưu ý điểm nào không?
    • Học sinh trao đổi trong chương trình này sống như một thành viên trong gia đình bản xứ, vì vậy không nên mong chờ họ sẽ đối đãi như khách trong nhà. Cũng như bố mẹ mình, có điểm tốt và điểm không tốt thì bố mẹ mới người Mĩ cũng có điểm tốt và điểm không tốt. Để cuộc sống du học có ý nghĩa, học sinh cần nỗ lực để cả hai phái đều cảm thấy thoải mái. Văn hóa giao tiếp ở Mĩ thường hay thể hiện sự lịch sự bằng những lời như “ thankyou” hày “please” nên học sinh nên chú ý để giao tiếp hiệu quả.